Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh phổ biến nhất của đường tiêu hoá, gia tăng đáng lo ngại tại Việt Nam, với tỷ lệ dân số mang yếu tố nguy cơ lên đến 70%. Bệnh có thể gây rối loạn tiêu hoá hấp thu nặng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày hoặc hẹp môn vị. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp với điều trị để giảm thiểu triệu chứng và cải thiện chức năng tiêu hoá, tình trạng dinh dưỡng người bệnh.
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm loét dạ dày – đại tràng
Đau bụng vùng thượng vị: Là dấu hiệu thường gặp nhất, điển hình nhất, do niêm mạc đã bị tổn thương lại chịu thêm tác động của acid dạ dày. Thời gian đầu đau tăng lên khi quá đói hoặc quá no, sau đó có thể xuất hiện rất bất thường với tần suất dày hơn và mức độ nặng hơn.
Cảm giác chướng hơi hay đầy bụng khó tiêu: Thường xảy ra ở giai đoạn rất sớm nên thường bị bỏ qua.
Ợ chua hay ợ hơi
Buồn nôn, nôn
Chán ăn, sụt cân
Nôn ra máu đỏ tươi hoặc màu đen, đi ngoài phân đen, các dấu hiệu thiếu máu, chóng mặt, choáng váng: xảy ra khi đã có biến chứng xuất huyết tiêu hoá.
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
Nguyên nhân
Do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công (nồng độ acid dạ dày) và bảo vệ ở niêm mạc dạ dày (tính toàn vẹn của niêm mạc dạ dày, lớp nhày bao phủ niêm mạc dạ dày), gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gồm các nguyên nhân sau:
Nhiễm khuẩn: Là nguyên nhân hay gặp nhất của loét dạ dày – tá tràng. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) rất phổ biến ở người Việt Nam (ước tính 70%) do dễ lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc ăn uống, lây qua thức ăn và nước uống. Vi khuẩn HP có thể sống và sinh sôi ở trong lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày mà không gây bệnh, nhưng khi lớp nhầy bao phủ niêm mạc bị phá vỡ sẽ gây viêm và dẫn đến loét dạ dày.
Sử dụng thuốc: Các thuốc giảm đau kháng viêm như aspirin, ibuprofen, steroid,… sử dụng không đúng cách hoặc sử dụng thường xuyên do nhu cầu điều trị.
Một số các yếu tố nguy cơ:
Hút thuốc lá có thể tăng loét dạ dày ở người nhiễm vi khuẩn HP
Uống rượu bia làm tăng kích thích và làm mòn lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày và gây kích thích làm tăng sản xuất acid ở dạ dày
Chế độ ăn không hợp lý: Ăn quá nhiều gia vị cay nóng, thức ăn chiên xào, ăn không điều độ…
Stress: Căng thẳng kéo dài, hoặc stress sau phẫu thuật, chấn thương…
Top các món ăn dành cho người bị viêm loét dạ dày
Có thể nói vấn đề ăn uống chính là tác nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Vì vậy không ít người băn khoăn bị viêm loét dạ dày nên ăn gì. Một số nguyên tắc cần được đảm bảo khi lên thực đơn cho bệnh nhân bị các vấn đề liên quan tới dạ dày như sau:
3. Ưu tiên những thực phẩm tốt cho dạ dày:
Thực phẩm Pectin:
Xuất hiện nhiều trong dâu tây, ổi, táo, lê,… giúp cân bằng hệ vi sinh và gia tăng lợi khuẩn;
Thực phẩm Probiotic:
Được tìm thấy từ sữa chua. Đây là món ăn dồi dào lợi khuẩn rất tốt trong việc ổn định hệ tiêu hóa;
Rau xanh:
Rau xanh có nhiều magie và chất xơ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa rất hiệu quả;
Ngũ cốc:
Một số loại ngũ cốc như lúa mì, đậu, yến mạch chứa nhiều chất xơ giúp cân bằng lượng axit dư thừa có trong dạ dày;
Thực phẩm bổ sung vitamin:
Viêm loét dạ dày nên ăn gì? tất nhiên là không thể thiếu các loại thực phẩm giúp bổ sung vitamin A, B, C, E như thanh long, khoai tây, khoai lang,… những chất này có công dụng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và tái cấu trúc niêm mạc dạ dày;
Thực phẩm chống oxy hóa:
Thường tìm thấy trong đu đủ, nghệ, cà chua, bông cải xanh giúp các vết viêm loét chóng lành.
Chọn các món ăn mềm, dễ tiêu:
Những thực phẩm dễ tiêu hóa sẽ giúp giảm tải gánh nặng cho dạ dày, tránh co bóp mạnh liên tục và tính chất mềm mịn của thức ăn sẽ không làm các vết viêm loét, tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn có thể cho những món ăn này vào danh sách: cháo, bơ, khoai lang, sữa chua,…
Rèn luyện nếp ăn uống khoa học:
Ăn uống khoa học, lành mạnh tức là bạn cần ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn đúng giờ. Ngoài ra không được để bụng quá rỗng hoặc quá no. Hiện nay có rất nhiều người lựa chọn phương pháp giảm cân khá cực đoan đó là nhịn ăn. Điều này rất có hại cho sức khỏe tổng thể nói chung và gây hại cho dạ dày nói riêng.
Bổ sung đủ nước:
Uống đủ nước mỗi ngày giúp thanh lọc cơ thể, nhất là vào thời điểm buổi sáng sau khi thức dậy, cách bữa ăn khoảng 1 giờ với một ly nước ấm. Không nên uống nước ngay khi vừa ăn xong vì điều này sẽ làm cho thức ăn chưa được nghiền nát kỹ tại dạ dày bị trôi tuột đi, ngoài ra còn làm loãng dịch vị dạ dày, gây khó khăn cho việc phân giải thức ăn.
Bên cạnh nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung các loại nước từ canh súp hoặc nước trái cây. Hạn chế sử dụng nước ngọt, nước có gas vì chúng chứa rất nhiều axit và đường, khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
4. Sử dụng kèm sản phẩm Super Stomach hỗ trợ loét dạy dày
Được bào chế nhằm hỗ trợ giảm acid dịch vị, hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hỗ trợ giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng. Sản phẩm Super stomach của công ty Trường Lưu Thủy được sự tin tưởng của đông đảo người tiêu dùng Việt.
Thành phần tự nhiên cùng công dụng giảm đau tức thời, kết hợp với thực đơn tối ưu dành cho người bị viêm loét dạ dày, tá tràng với các biểu hiện ợ hơi, ợ chua, đau tức thượng vị, trào ngược dạ dày – thực quản.
Hiện tại, sản phẩm Super Stomach có bán tại công ty TNHH dược phẩm Trường Lưu Thủy và các đại lý thuốc trên toàn quốc. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0929.169.516 để được hỗ trợ hoặc mua hàng trực tiếp tại website.